Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT), Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Trung tâm Hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới (Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam).
![]() |
Ông Trần Đức Trung và bà Lê Thị Hằng |
Ngày 11/4, Cơ quan ANĐT của Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với ông Trần Đức Trung và bà Lê Thị Hằng, nguyên là Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới.
Cả 2 bị khởi tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại điều 139 Bộ luật Hình sự.
Theo Cơ quan ANĐT – Bộ Công an, 2 đối tượng này đã lợi dụng danh nghĩa của Trung tâm để tự ý tổ chức Chương trình “Trái tim Việt Nam”, vận động mọi người tham gia đóng tiền ủng hộ cho trung tâm để được hưởng hỗ trợ lại với mức lợi nhuận cao, sau đó chiếm đoạt tài sản của những người tham gia.
Bước đầu, cơ quan điều tra xác định có khoảng 40.000 người dân ở trên 20 tỉnh, thành phố đã tham gia Chương trình “Trái tim Việt Nam” với tổng số tiền rất lớn, gây hậu quả nghiêm trọng.
Kêu gọi người bị hại làm đơn tố cáo
Sau khi có quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân sân tối cao, ngày 12/4, Cơ quan ANĐT, Bộ Công an đã thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với Trần Đức Trung và Lê Thị Hằng. Hiện vụ án đang được tiếp tục điều tra, làm rõ.
Cơ quan ANĐT, Bộ Công an thông báo, các cá nhân, người bị hại đã tham gia góp tiền theo Chương trình “Trái tim Việt Nam” biết, làm đơn tố cáo, gửi kèm theo các thông tin, tài liệu có liên quan đến địa chỉ: Số 3 Nguyễn Gia Thiều (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) hoặc số điện thoại 0692342431; 0692342143.
Đồng thời, kêu gọi các cá nhân đã tiếp tay, tham gia hoạt động sai phạm tự giác trình báo Cơ quan ANĐT để được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật.
Chà vô cùng sợ hãi làm theo nhưng bị lang Phương (Thu Quỳnh) cản lại. "Con mà không làm, chúng nó sẽ giết A Vừ. Con không thể bỏ mặc em ấy được", Chà khóc nói với Phương.
Phương khuyên: "Hai mẹ con mình lên biên phòng, bác Quang (NSƯT Hoàng Hải) sẽ có cách giúp mẹ con mình. Con phải nhớ tại sao bố mẹ con phải chết. Nếu con làm theo, chúng cũng vẫn không buông tha cho chị em con. Con phải nói sự thật cho biên phòng. Chỉ có các chú biên phòng mới thực sự giúp được chị em con".
Cũng trong tập này, Trung (Việt Anh) cùng đồng đội tiếp tục họp bàn phân tích về đường dây buôn bán vận chuyển ma túy của Đoàn.
"Báo cáo vẫn chưa tìm ra tung tích của Vừ, Dáy (con trai A Rể). Rất có thể bọn chúng đã đưa người qua bên kia biên giới để giữ làm con tin", đồn phó Quang nói.
Liệu A Rể có báo biên phòng để cứu Cương? Diễn biến chi tiết tập 37 phim Cuộc chiến không giới tuyếnsẽ lên sóng tối nay, 2/11, trên VTV1.
9 bị can khác gồm: Đinh Cẩm Vân (cựu Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa); Nguyễn Bá Hùng (cựu Phó Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa); Ngô Đình Chén (cựu Phó Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa); Văn Xuân Hùng (cựu Trưởng phòng quản lý công sản - giá cả, Sở Tài chính Thanh Hóa); Cù Đình Hiền (cựu Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa); Bùi Văn Nam (cựu Phó trưởng Phòng Kế hoạch, Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa); Trần Công Tỏ (cựu Trưởng phòng Tài chính doanh nghiệp, Sở Tài chính Thanh Hóa); Nguyễn Mạnh Sơn (Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Sông Mã) và Đinh Xuân Hướng (Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Sông Mã) cùng bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Ông Trịnh Văn Chiến (trái) và ông Nguyễn Đình Xứng.
Về phần khắc phục hậu quả của vụ án, hai người được cáo trạng nêu đã nộp khắc phục hậu quả với số tiền lớn nhất trong 11 bị can là các ông Trịnh Văn Chiến và Nguyễn Đình Xứng. Mỗi người đã tự nguyện nộp 22,5 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án.
Đối với các bị can khác, bà Đinh Cẩm Vân (cựu Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hoá) được ghi nhận đã nộp 10 tỷ đồng khắc phục hậu quả. Tổng Giám đốc công ty MTV Sông Mã - Đinh Xuân Hướng đã tự nguyện nộp 1 tỷ đồng. Tương tự, Chủ tịch HĐTV công ty Sông Mã - Nguyễn Mạnh Sơn đã nộp 1 tỷ đồng.
Bị can Bùi Văn Nam, Phó trưởng phòng kinh tế tài chính Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hoá đã tự nguyện nộp 500 triệu đồng khắc phục hậu quả. Các bị can khác nộp khắc phục từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng.
Cáo trạng xác định, công ty TNHH MTV Sông Mã, tiền thân là Công ty kinh doanh nhà Thanh Hóa, là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa. Công ty này được giao quản lý 1.733,8m2 (khu tập thể cũ) số 3 Phan Chu Trinh, phường Điện Biên, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Ngày 5/4/2012, UBND tỉnh Thanh Hóa ký quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp; quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa, chuyển Công ty Sông Mã thành công ty cổ phần, số lượng cổ phần phát hành lần đầu là 3,5 triệu cổ phần.
Dù đang trong quá trình cổ phần hóa, chưa có quyết định giao đất, cấp thẩm quyền chưa phê duyệt đầu tư dự án, nhưng ông Nguyễn Mạnh Sơn vẫn thống nhất để ông Đinh Xuân Hướng ký văn bản gửi UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị giao làm chủ đầu tư xây dựng tòa nhà cao tầng dịch vụ tổng hợp. Hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất.
Năm 2012, dự án được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, giao Công ty Sông Mã làm chủ đầu tư dự án Hạc Thành Tower (chức năng xây dựng tòa nhà thương mại, văn phòng cho thuê kết hợp với nhà ở căn hộ, diện tích thực tế là 2.961,8m2, trong đó, diện tích đất xây dựng là 1.960m2, đất giao thông 656,2m2).
Ngày 16/8/2012, ông Trịnh Văn Chiến, khi đó là Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản đồng ý cho phép Công ty TNHH MTV Sông Mã được chuyển nhượng 1.227,4m2 tại số 3 Phan Chu Trinh cho Công ty TNHH Huy Hoàng với giá 21 triệu đồng/m2. Phần diện tích còn lại tiếp tục được chuyển cho 3 cá nhân khác.
Cáo trạng xác định, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Nguyễn Đình Xứng chịu trách nhiệm ký quyết định áp dụng giá giao đất tại số 3 Phan Chu Trinh cho Công ty TNHH Sông Mã thực hiện Dự án Hạc Thành Tower trong giai đoạn cổ phần hoá. Ông Nguyễn Đình Xứng ký quyết định 4562/QĐ-UBND ngày 23/12/2013 phê duyệt tiền sử dụng đất tại thời điểm năm 2009 trái pháp luật (với giá là 21 triệu đồng/m2).
Theo cáo trạng, ông Trịnh Văn Chiến biết rõ ngày 29/1/2013, UBND tỉnh Thanh Hoá có quyết định số 389/QĐ-UBND giao đất cho Công ty TNHH MTV Sông Mã thực hiện Dự án Hạc Thành Tower thì phải áp dụng giá giao đất tại thời điểm này (năm 2013).
Sau khi được Sở Tài chính và Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hoá báo cáo về việc Công ty TNHH MTV Sông Mã đã nộp tiền sử dụng đất tại số 3 Phan Chu Trinh theo Quyết định 3885/QĐ-UBND ngày 2/11/2009 của UBND tỉnh Thanh Hoá với giá 21 triệu đồng/m2, Trịnh Văn Chiến đã đồng ý và giao Nguyễn Đình Xứng ký quyết định phê duyệt tiền sử dụng đất tại số 3 Phan Chu Trinh theo giá đất năm 2009.
Cáo trạng cho rằng, hành vi của ông Trịnh Văn Chiến và các bị can đã gây thiệt hại cho nhà nước 55,8 tỷ đồng.
(Nguồn: Báo điện tử VOV)Link: https://vov.vn/phap-luat/vu-an-hac-thanh-tower-cuu-bi-thu-thanh-hoa-trinh-van-chien-nop-khac-phuc-nhieu-nhat-post1134954.vov
" alt=""/>Vụ án Hạc Thành Tower: Cựu Bí thư Thanh Hoá nộp khắc phục nhiều nhấtHàng triệu người Ấn Độ đã tải Remove China Apps để tẩy chay phần mềm Trung Quốc. Theo CNN, ứng dụng này không còn xuất hiện trên Google Play Store vào ngày 3/6, chưa đầy 2 tuần sau khi ra mắt. Quan hệ của hai quốc gia trở nên căng thẳng trong vài tuần gần đây vì vấn đề biên giới.
One Touch App Labs, nhà phát triển ứng dụng, khẳng định đây là công cụ hỗ trợ “Ấn Độ tự lực” bằng cách xác định nguồn gốc của các chương trình cài đặt trên điện thoại. Remove China Apps vi phạm chính sách của Play Store, đó là cấm các sản phẩm “khuyến khích hay kích động” mọi người xóa hay vô hiệu hóa ứng dụng khác.
Theo hãng phân tích Sensor Tower, Remove China Apps được tải về hơn 4 triệu lần trước khi bị hạ. Tại Ấn Độ, gần 160.000 người dùng đánh giá 5 sao trên Play Store. Tuy nhiên, theo một số người, nó không hoàn toàn thành công trong việc phát hiện ứng dụng từ các nhà phát triển Trung Quốc. Chẳng hạn, người dùng Sridhar Toopurani cho biết nó không phát hiện được Mi Video và Helo. Mi Video là ứng dụng streaming của Xiaomi, còn Helo là nền tảng mạng xã hội của ByteDance. PUBG, tựa game phổ biến của Tencent, cũng không bị nhận diện.
Tuy căng thẳng leo thang, Trung Quốc và Ấn Độ lại có quan hệ làm ăn lâu dài. Trong 3 tháng đầu năm nay, Xiaomi và Vivo là hai hãng smartphone hàng đầu tại Ấn Độ, chiếm hơn một nửa thị trường, theo Canalys. Samsung xếp thứ ba, tiếp đến là Realme và Oppo, cũng của Trung Quốc. Ngoài ra, Ấn Độ còn cho phép Huawei tham gia thử nghiệm 5G, điều mà các quốc gia khác còn dè dặt.
Các nhà đầu tư Trung Quốc cũng đổ nhiều tiền vào một số startup lớn nhất của Ấn Độ. Alibaba chống lưng cho công ty thanh toán Paytm, Tencent là nhà đầu tư của nền tảng giao đồ ăn Swiggy, Didi Chuxing lại rót vốn vào ứng dụng gọi xe Ola.
Du Lam
Mới ra mắt 2 tuần nhưng ứng dụng này đã có hơn 1 triệu lượt tải về và leo lên top 1 ứng dụng miễn phí trên Play Store Ấn Độ.
" alt=""/>Google xóa sổ ứng dụng Remove China Apps tìm diệt phần mềm “Made in China”